Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Trích lập dự phòng nợ xấu đúng chuẩn

Sau hơn 1 tháng qua nhiều tin tức đưa tin về vấn đề Habubank nợ xấu thì từ thông tin ấy ta có thể thấy được rằng nếu các ngân hàng đều trích lập dự phòng nợ xấu đúng chuẩn, chuyện từ lời thành lỗ có lẽ không còn là chuyện riêng ở bất kỳ ngân hàng nào.


Từ khác biệt về mặt nguyên tắc, những khác biệt về mặt kỹ thuật cũng nảy sinh. Hiện nay, Habubank cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Các ngân hàng chỉ xem xét, phân loại nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.

Chẳng hạn, Công ty A có 2 khoản vay. Khoản vay thứ nhất trị giá 10 tỉ đồng, được xếp vào nợ nhóm 1 (không lập dự phòng). Khoản vay thứ hai chỉ 500 triệu đồng. Nhưng nếu khoản vay thứ 2 bị xếp vào nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) thì cả 2 món nợ trên với tổng giá trị 10,5 tỉ đồng đều sẽ bị xếp vào nhóm 4.

Một ví dụ khác là công ty X trả nợ tốt, nhưng đang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, nhưng vẫn được ngân hàng xếp vào nhóm 1. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của Công ty X phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Ngoài ra, một số ngân hàng còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ thành một hình thức để giảm tỉ lệ nợ xấu vì nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Nợ xấu tại các ngân hàng lớn của Mỹ

Giá hợp đồng hoán đổi nợ xấu tại các ngân hàng lớn của Mỹ, trong đó có JPMorgan, lên cao nhất từ đầu năm 2012 do khủng hoảng Hy Lạp xấu đi.


 Chỉ số trái phiếu đầu tư đã phát hành (off-the-run bond) tăng mạnh vào cuối ngày hôm qua 15/5, đảo ngược chiều giảm đầu ngày. Xu hướng này được cho là góp phần gây khoản lỗ 2 tỷ USD cho JPMorgan,

 Chi phí đảm các khoản nợ JPMorgan tăng 8 điểm cơ bản lên 147 điểm cơ bản, cao nhất kể từ đầu năm. Điều này có nghĩa để đảm bảo 10 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 5 năm, JPMorgan tốn 147.000USD một năm.

Giá hợp đồng hoán đổi nợ xấu của Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng lập kỷ lục cao mới kể từ đầu năm, của Goldman tăng lên 326 điểm từ 314 điểm, và Morgan Stanley tăng lên 425 điểm từ 411 điểm.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Nợ xấu của Habubank không còn

Một giải pháp được Hội đồng quản trị của ngân hàng Habubank lựa chọn đó là sáp nhập với SHB và Habubank không còn nợ xấu. Giải pháp này đã nhận được sự ủng hộ của 83% cổ đông tại Đại hội cổ đông của Habubank diễn ra vào cuối tuần qua.



Theo ông Nguyễn Văn Bảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Habubank, việc sáp nhập với SHB là mang tính tự nguyện. Tại thời điểm này, Habubank chưa phải nhóm ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước bắt buộc sáp nhập nhưng những tồn tại hiện nay đã đặt ra những rủi ro tồn tại cho hoạt động của Habubank và an toàn hệ thống. Vì vậy, Habubank thấy rằng sáp nhập sẽ tốt hơn, có được các chỉ tiêu tài chính tốt hơn, giúp cho hai ngân hàng trở thành định chế tài chính lớn, có sức cạnh tranh lớn hơn sau sáp nhập, điểm mạnh giữa hai bên hỗ trợ nhau.

Ông Bảng còn cho biết thêm, Habubank chưa phải ở thế tự lựa chọn được. Bên cạnh đó, khi chọn thì có nhiều ngân hàng tốt, nhưng không phải ngân hàng nào cũng nhận Habubank. Còn SHB là ngân hàng có nhiều nét tương đồng với Habubank, thêm vào đó, đây cũng là ngân hàng đã có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, việc sáp nhập sẽ đảm bảo được quyền lợi cho các cổ đông.

Tin liên quan khác
Không còn nợ xấu – Habubank hội nhập kinh tế
Habubank không nợ xấu đi đến những thành công

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Habubank lọt vào danh sách ASEAN Star

Tại Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết 2012 diễn ra sáng nay (8/5), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức vinh danh 15 doanh nghiệp tiêu biểu có mặt trong danh sách ASEAN Star.

Hết nợ xấu. Trong danh sách này có Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank – Mã CK: HBB) và NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).


Các mã cổ phiếu khác trong danh sách được vinh danh lần này có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC), CTCP Chứng khoán Kim Long (KLS), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH), CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam (PGS), CTCP Hóa dầu Petrolimex (PLC), Tổng CTCP PVI, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS), Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX), CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) và CTCP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (VCS).

Tại sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), 15 cổ phiếu được chọn ra từ VN30 rất quen thuộc là cổ phiếu STB của Sacombank, VIC của Vincom, SSI của Chứng khoán Sài Gòn, MSN của Tập đoàn Ma San , FPT, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, KDC của Kinh Đô, EIB của Eximbank, DPM của Đạm Phú Mỹ, VNM của Vinamilk, REE, OGC của Tập đoàn Đại Dương, IJC của BECAMEX, VCB của Vietcombank, PNJ cũng góp mặt vào danh sách ASEAN Star.

Aseanexchanges.com là trang web được HoSE và HNX cùng các Sở ASEAN xây dựng nhằm đưa thông tin về các Sở trong Khối để thu hút nhà đầy tư, thúc đẩy giao dịch, làm cơ sở triển khai liên kết giao dịch ASEAN. Mỗi nước được chọn ra 30 cổ phiếu hàng đầu vè giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản để hiện thị thông tin trang web.

30 doanh nghiệp Việt có cổ phiếu được chọn lựa gánh trọng trách lớn trong việc quảng bá thị trường chứng khoán Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài khối, các công ty niêm yết khác trên sàn.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Habubank vượt qua khó khăn sao nợ xấu

Việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu. Hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.


Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Theo lộ trình triển khai, hai ngân hàng sẽ có 3 giai đoạn. Giải đoạn 1, ban nghiên cứu dự thảo Phương án sáp nhập và hợp đồng sáp nhập; điều lệ và nhân sự ngân hàng sau sáp nhập. Tiếp đó sẽ thông qua ĐHĐCĐ các bên các hồ sơ tài liệu liên quan; Thực hiện các công tác kiểm kê, kiểm toán và các công tác phục vụ quá trình sáp nhập.  Xây dựng bộ hồ sơ sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận nguyên tắc về việc sáp nhập.

Giải đoạn 2 sẽ triển khai các thủ tục sáp nhập. Trong đó, sẽ hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu của NHNN. Song song đó là nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN và nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chứng. Tiếp đó sẽ phải hoàn thiện Hồ sơ sáp nhập và nộp Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận cuối cùng về việc sáp nhập.

Giai đoạn cuối cùng là sẽ chính thức Sáp nhập, đăng ký kinh doanh Ngân hàng ngân hàng sáp nhập (mạng lưới và công ty con). Theo đó sẽ chuyển giao và đăng ký tài sản cho ngân hàng sáp nhập.

Ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ lấy tên là ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Dự kiến kế hoạch tài chính trong năm 2012 đạt vốn điều lệ là trên 8.865 tỷ đồng. Sau ba năm sáp nhập nguồn vốn huy động đạt 130.487 tỷ đồng, dư nợ cho vay là trên 78.188 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm về 2,4%.

Dự kiến nhân sự, mạng lưới về ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ có sự gia tăng đáng kể. Hiện Habubank có khoảng 108 phòng giao dịch và điểm giao dịch (bao gồm cả ATM), SHB có 134. Sau khi sáp nhập, ngân hàng sáp nhập sẽ có số lượng phòng giao dịch là 165, 77 điểm giao dịch, 10 quỹ tiết kiệm, 2 công ty con.

Cơ cấu nhân sự hiện nay của Habubank là 6 người trong HĐQT, 3 người trong ban kiểm soát, 6 người trong ban điều hành và 1.846 cán bộ nhân viên. Tại SHB, HĐQT hiện có 6 người, ban kiểm soát 6 người, ban điều hành 7 người và cán bộ nhân viên có 2.840 người.

Sau khi sáp nhập cơ cấu nhân sự dự kiến: HĐQT sẽ có 7 người, ban kiểm soát 5 người, 10 người trong ban điều hành và 4.686 cán bộ nhân viên. Như vậy, trong khi ban lãnh đạo có sự thay đổi về số lượng thì số lượng cán bộ nhân viên của 2 ngân hàng sẽ không có thay đổi sau khi sáp nhập.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Những vấn đề dẫn đến nợ xấu trong kinh doanh

Habubank - Đối với nhiều doanh nhân, cụm từ "kinh doanh" và "nợ nần" luôn song hành với nhau. Trong con mắt các khách hàng cũng như các nhà đầu tư, việc không nợ nần được xem như nhân tố quan trọng nhất tạo dựng uy tín và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh ngày nay, các khoản nợ sẽ rất dễ dàng chồng chất nhanh chóng đến mức đủ để loại doanh nghiệp ra khỏi cuộc chơi trước khi kịp tìm ra giải pháp khắc phục.


Vấn đề ở chỗ, nợ xấu dường như trở thành một phần tất yếu trong kinh doanh thường nhật, rất ít doanh nghiệp có thể tránh khỏi những khoản nợ phát sinh. Và theo thời gian, các khoản nợ như một “cái gai khó chịu” cần được loại bỏ khi nó làm gia tăng mức độ rủi ro kinh doanh.

Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thể. Chắc chắn tồn tại những căn nguyên dẫn tới nợ xấu kinh doanh và một khi biết rõ chúng, các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tránh xa. Hãy dành thời gian để xem xét dòng tiền của doanh nghiệp và rất có thể doanh nghiệp sẽ phát hiện ra các con số chi phí xa lạ cần được loại bỏ để cải thiện sức khoẻ tài chính.

Duới đây là 8 căn nguyên dẫn tới nợ xấu và khi các doanh nghiệp tránh xa được chúng, kết quả thành công là hiển nhiên.

1. Không gắn chặt với những nhân tố thiết yếu
Điểm khởi đầu thích hợp là nguyên tắc: "bao gồm tất cả" và "nắm bắt tất cả". Theo đó, các chủ doanh nghiệp hãy là một người thông minh bằng việc chi tiêu tiền bạc duy nhất cho những gì thực sự cần thiết để vận hành công việc kinh doanh.

Càng ít lựa chọn ít tốn kém bao nhiêu cho việc đạt được các mục tiêu then chốt sẽ càng tốt bấy nhiêu. Và các doanh nghiệp chỉ tăng các chi phí nếu doanh thu cho phép làm như vậy.

Sau khi trải qua giai đoạn trứng nước mới khởi sự và thấy rằng các nguyên tắc này quá chặt chẽ và có phần hạn chế kinh doanh tăng trưởng, doanh nghiệp có thể từ từ nới lỏng sợi dây thừng một chút và tận hưởng không khí tự do với khoản dự trữ tiền mặt lớn hơn.

2. Làm quá nhiều thứ lúc quá sớm
Nếu một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh chưa lâu nhưng đã nỗ lực thực hiện ngay nhiều dự án cùng một lúc, nguồn vốn hạn chế ban đầu sẽ giới hạn đáng kể thời gian và tiền bạc doanh nghiệp có thể bỏ ra cho từng dự án kinh doanh cụ thể.

Những ráng sức đó cần có sự quan tâm kỹ lưỡng và cần được nuôi dưỡng chậm chạp, một cách thấu đáo nếu doanh nghiệp bạn muốn chúng được thành công. Khi doanh nghiệp cố thực hiện quá nhiều cam kết cùng lúc, tất cả sẽ kết thúc ở chỗ các dự án không thể thành công, đồng thời các chi phí bỏ ra và con số nợ nần sẽ chồng chất.

3. Không thiết kế cho khả năng mở rộng
Thành công ban đầu là rất quan trọng nhưng không tốt chút nào nếu doanh nghiệp dần bị xói mòn chính bởi sự thiếu khả năng hoạch định quy mô ban đầu lẫn những chuẩn bị kém cỏi.

Nếu thiết kế kinh doanh của doanh nghiệp không thể được mở rộng hơn khi đã trưởng thành, doanh nghiệp có thể bị buộc phải gánh chịu nhiều khoản chi phí phát sinh khi nỗ lực tái thiết kế kinh doanh.

4. Thất bại trong ủy thác
Các chủ doanh nghiệp cần nhớ rằng mình luôn là con người người của những sáng kiến. Đừng dùng quá nhiều thời gian cho những công việc có thể được thực hiện tốt bởi một người khác có mức thù lao thấp hơn.

Khi mà các chủ doanh nghiệp có thể cố gắng quản lý vi mô và gắn chặt con mắt vào từng khía cạnh của doanh nghiệp, bản thân họ không chỉ khiến mình phát điên vì sức ép công việc mà có thể kéo hoạt động kinh doanh vào rắc rối khi không thể quản lý tốt sức khoẻ tài chính chung.

5. Mua với số lượng lớn
Khi chưa là một doanh nghiệp lớn, việc lựa chọn mua một số lượng hàng hoá lớn phục vụ kế hoạch phát triển dài hạn hay dữ trự cho một thời gian dài là không thích hợp chút nào.

Doanh nghiệp bạn phải tính toán kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra trong từng giai đoạn và sẽ cần một lượng tiền mặt nhất định luôn có sẵn tại ngân hàng. Hãy lên kế hoạch mua sắm những gì thực sự cần cho một thời gian nhất định và doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để dự báo chính xác các cơn bão chi phí không ngờ tới.

6. Thanh toán chậm trễ các hóa đơn
Việc thanh toán chậm trễ hóa đơn sẽ dẫn tới nhiều bất lợi, không chỉ làm phát sinh các khoản nợ mà khoản nợ sẽ ngày một lớn hơn theo con số lãi suất chậm trả.

Bất cứ khi nào có thể, hãy thanh toán các hóa đơn đến hạn. Thẻ tín dụng nên được sử dụng tối đa khi mà nhiều ngân hàng cho phép một kỳ hạn nhất định không phải thanh toán lãi suất khi thanh toán tiền.

7. Quẳng các hóa đơn
Sẽ rất khó khăn cho nhiều chủ doanh nghiệp thấy được dòng tiền chi tiêu cũng như biết cách phân tách các chi phí kinh doanh với chi phí cá nhân nếu không lưu giữ đầy đủ mọi hóa đơn thanh toán.

Điều này có thể kết thúc với việc các khoản chi phí bị đội lên, cùng với đó là số thuế được khấu trừ cũng ít đi. Hãy lưu giữ cẩn thận mọi hóa đơn và doanh nghiệp bạn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong tính thuế cũng như tính toán chi phí.

8. Thất bại trong việc truy đòi các khoản phải thu
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn là một "người đàn ông rộng lượng" trong kinh doanh, nhưng cũng rất cần thiết với việc đảm bảo rằng doanh nghiệp được thanh toán các khoản phải thu đúng hạn.

Khác với nhiều công cụ có sẵn ngày nay cho việc thông báo khách hàng thanh toán tiền hàng đến hạn, không có lời bào chữa nào cho việc doanh nghiệp để các khoản phải thu chất chồng mà không truy đòi được.

Doanh nghiệp có thể trang bị nhiều phần mềm kế toán khác nhau giúp tự động gửi hoá đơn và nhắc nhở việc thanh toán các khoản phải thu đến hạn, và thậm chí tạo điều kiện để khách hàng thanh toán qua mạng internet trực tiếp tới tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.