Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Habubank vượt qua khó khăn sao nợ xấu

Việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu. Hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.


Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Theo lộ trình triển khai, hai ngân hàng sẽ có 3 giai đoạn. Giải đoạn 1, ban nghiên cứu dự thảo Phương án sáp nhập và hợp đồng sáp nhập; điều lệ và nhân sự ngân hàng sau sáp nhập. Tiếp đó sẽ thông qua ĐHĐCĐ các bên các hồ sơ tài liệu liên quan; Thực hiện các công tác kiểm kê, kiểm toán và các công tác phục vụ quá trình sáp nhập.  Xây dựng bộ hồ sơ sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận nguyên tắc về việc sáp nhập.

Giải đoạn 2 sẽ triển khai các thủ tục sáp nhập. Trong đó, sẽ hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu của NHNN. Song song đó là nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN và nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chứng. Tiếp đó sẽ phải hoàn thiện Hồ sơ sáp nhập và nộp Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận cuối cùng về việc sáp nhập.

Giai đoạn cuối cùng là sẽ chính thức Sáp nhập, đăng ký kinh doanh Ngân hàng ngân hàng sáp nhập (mạng lưới và công ty con). Theo đó sẽ chuyển giao và đăng ký tài sản cho ngân hàng sáp nhập.

Ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ lấy tên là ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Dự kiến kế hoạch tài chính trong năm 2012 đạt vốn điều lệ là trên 8.865 tỷ đồng. Sau ba năm sáp nhập nguồn vốn huy động đạt 130.487 tỷ đồng, dư nợ cho vay là trên 78.188 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm về 2,4%.

Dự kiến nhân sự, mạng lưới về ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ có sự gia tăng đáng kể. Hiện Habubank có khoảng 108 phòng giao dịch và điểm giao dịch (bao gồm cả ATM), SHB có 134. Sau khi sáp nhập, ngân hàng sáp nhập sẽ có số lượng phòng giao dịch là 165, 77 điểm giao dịch, 10 quỹ tiết kiệm, 2 công ty con.

Cơ cấu nhân sự hiện nay của Habubank là 6 người trong HĐQT, 3 người trong ban kiểm soát, 6 người trong ban điều hành và 1.846 cán bộ nhân viên. Tại SHB, HĐQT hiện có 6 người, ban kiểm soát 6 người, ban điều hành 7 người và cán bộ nhân viên có 2.840 người.

Sau khi sáp nhập cơ cấu nhân sự dự kiến: HĐQT sẽ có 7 người, ban kiểm soát 5 người, 10 người trong ban điều hành và 4.686 cán bộ nhân viên. Như vậy, trong khi ban lãnh đạo có sự thay đổi về số lượng thì số lượng cán bộ nhân viên của 2 ngân hàng sẽ không có thay đổi sau khi sáp nhập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét