Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Trích lập dự phòng nợ xấu đúng chuẩn

Sau hơn 1 tháng qua nhiều tin tức đưa tin về vấn đề Habubank nợ xấu thì từ thông tin ấy ta có thể thấy được rằng nếu các ngân hàng đều trích lập dự phòng nợ xấu đúng chuẩn, chuyện từ lời thành lỗ có lẽ không còn là chuyện riêng ở bất kỳ ngân hàng nào.


Từ khác biệt về mặt nguyên tắc, những khác biệt về mặt kỹ thuật cũng nảy sinh. Hiện nay, Habubank cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Các ngân hàng chỉ xem xét, phân loại nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.

Chẳng hạn, Công ty A có 2 khoản vay. Khoản vay thứ nhất trị giá 10 tỉ đồng, được xếp vào nợ nhóm 1 (không lập dự phòng). Khoản vay thứ hai chỉ 500 triệu đồng. Nhưng nếu khoản vay thứ 2 bị xếp vào nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) thì cả 2 món nợ trên với tổng giá trị 10,5 tỉ đồng đều sẽ bị xếp vào nhóm 4.

Một ví dụ khác là công ty X trả nợ tốt, nhưng đang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, nhưng vẫn được ngân hàng xếp vào nhóm 1. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của Công ty X phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Ngoài ra, một số ngân hàng còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ thành một hình thức để giảm tỉ lệ nợ xấu vì nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét